Cách sử dụng túi trữ sữa đúng, an toàn, đảm bảo dinh dưỡng cho bé

1:Lợi ích của việc sử dụng túi trữ sữa cho mẹ bỉm:

Một trong những lợi ích nổi trội của túi trữ sữa là khả năng tiệt trùng tối ưu. Các sản phẩm này đều được làm từ nhựa nguyên sinh không chứa BPA nên rất lành tính. Ngoài ra, chúng còn được khử trùng, giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập, đảm bảo an toàn cho bé.

Bên cạnh đó, túi trữ sữa có kết cấu khóa zip kín giúp lưu trữ sữa ở tình trạng chân không và giữ nguyên được dưỡng chất có trong sữa mẹ. Đồng thời, sản phẩm có nhiều dung tích khác nhau và trên thân túi cũng được in các vạch ml hiển thị lượng sữa tiện lợi.

Một lợi ích khác từ sản phẩm này là kết cấu túi được thiết kế tối ưu nên dễ dàng tương thích với nhiều máy hút sữa phổ biến trên thị trường. Hơn nữa, túi trữ sữa chỉ sử dụng một lần nên hoàn toàn không gây nhiễm độc sữa như một số loại bình chứa khác.

Ngoài ra, túi trữ sữa còn có giá thành rẻ, kết cấu nhỏ gọn, tiện dụng, không chiếm diện tích trong tủ lạnh. Đây cũng là những lý do khiến nhiều mẹ bỉm sữa ưu tiên sử dụng sản phẩm này cho bé nhà mình.

2 : Vì sao nên dùng túi trữ sữa thay bình trữ sữa?

Nếu các mẹ có lượng sữa nhiều thì nên ưu tiên sử dụng túi trữ sữa. Vì giá thành của các túi này thường rất hợp lý, dao động từ 5.000 - 12.000 VNĐ/túi, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Đồng thời, sản phẩm cũng được làm từ nhựa nguyên sinh, không chứa BPA nên đảm bảo an toàn cho bé.

Túi trữ sữa được ưa chuộng hơn bình trữ sữa vì khi vệ sinh cũng như tiệt trùng bình trữ sữa bằng tay sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng lại không được làm sạch tối ưu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi khuẩn còn sót lại, bám vào thành bình, ảnh hưởng hoặc thậm chí gây hại cho đường hô hấp và hệ miễn dịch non yếu của bé.

Một số loại túi trữ sữa hiện nay còn có cả vạch chia ml và vạch báo hiệu khi sữa được hâm nóng ở nhiệt độ phù hợp. Miệng túi có khóa zip kín để bảo quản sữa ở trạng thái chân không. Sản phẩm này chỉ sử dụng một lần, không tái sử dụng nên bố mẹ yên tâm sữa sẽ không bị nhiễm khuẩn như các loại bình chứa thông thường.

3 :Cách sử dụng túi trữ sữa đúng, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng

Bước 1: Vệ sinh tay và khu vực thực hiện

Đầu tiên, bạn cần rửa tay thật sạch với nước rửa tay. Sau đó sát khuẩn khu vực xung quanh và các vật dụng khác. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào sữa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.

Lưu ý: Mẹ không được thổi vào túi trữ để đảm bảo túi được tiệt trùng tuyệt đối.

Bước 2: Mở khóa zip trên miệng túi

Mẹ dùng kéo cắt hoặc xé theo đường vạch kẻ được in trên miệng túi. Sau đó, đặt các ngón tay kẹp chặt vào 2 bên mép túi, nhẹ nhàng tách về 2 bên để mở khoá zip.

Tùy vào thiết kế của mỗi loại túi sẽ có cách mở khác nhau, mẹ có thể xem hướng dẫn chi tiết in trên bao bì. Lưu ý rằng, hạn chế để tay tiếp xúc với bên trong miệng túi để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối cho sữa.

Bước 3: Cho lượng sữa cần bảo quản vào túi

Mẹ chú ý không đổ quá đầy sữa vào túi, nên chừa 1 khoảng trống ở gần miệng túi để khi sữa đông lại sẽ chiếm diện tích nhiều hơn khi ở nhiệt độ thường. Lượng sữa tốt nhất cho một túi là khoảng 60 - 150ml theo cử của bé, để tránh lãng phí khi sử dụng không hết.

Bước 4: Đóng khóa zip trên miệng túi

Trước khi đóng khóa zip, bạn nên dùng tay ép hết không khi trong túi trữ sữa ra. Sau đó, bạn dùng một tay cầm cố định một bên miệng túi và một tay sẽ miết theo khoá zip để đảm bảo túi được khoá chặt tránh cho sữa chảy ra ngoài.

Bước 5: Viết ngày tháng và lượng sữa lên túi

Để sử dụng túi trữ sữa hiệu quả thì mẹ nên viết ngày tháng vắt sữa và lượng sữa lên phần ghi chú trên túi để thuận tiện hơn trong việc sử dụng. 

Bước 6: Bảo quản sữa vào tủ lạnh

Cuối cùng mẹ chỉ cần bảo quản sữa vào tủ lạnh. Lưu ý, nên sắp xếp những túi được vắt mới nhất trong cùng tủ lạnh để có thể thuận tiện lấy những túi cũ hơn sử dụng trước.

Sữa mẹ vắt ra có thể sử dụng được trong nhiều thời gian khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ:

  • Nhiệt độ phòng sữa để được 1 tiếng với nhiệt độ >29 độ C và 6 tiếng nếu nhiệt độ <26 độ C.
  • Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sữa để được tối đa 48 giờ.
  • Ngăn đông của tủ lạnh mini (tủ lạnh nhỏ một cửa) sẽ trữ sữa được trong 3 - 4 tháng.
  • Ngăn đông của tủ lạnh thường, có ngăn đá riêng sẽ để được tối đa 3 tháng.
  • Tủ đông chuyên dụng dùng để trữ đông thức ăn sẽ trữ được 6 tháng.
  • Lưu ý trước khi sử dụng sữa đã bảo quản trong túi trữ sữa, bạn cần:

  • Lấy túi trữ sữa ra cho tan đá, nếu cần rã đông nhanh thì mẹ có thể đặt túi vào chậu chứa nước ấm hoặc dưới vòi nước ấm đang chảy.
  • Làm ấm sữa bằng máy hâm sữa, sau đó cho sữa vào bình sữa để bé có thể bú.

     4 :Một số lưu ý khi sử dụng túi trữ sữa 

    Để sử dụng túi trữ sữa một cách an toàn và đảm bảo được chất lượng sữa, mẹ phải lưu ý một số điều sau:

  • Không nên trữ sữa quá lâu, tốt nhất nên vắt và sử dụng trong thời gian ngắn để bảo toàn các chất dinh dưỡng.
  • Mỗi túi chỉ chứa lượng sữa vừa đủ cho một lần bú của bé. Đặc biệt, mẹ nên chừa khoảng 2.5 cm ở phía trên túi để có chỗ cho chất lỏng giãn nở và hạn chế áp lực lên túi, tránh trường hợp túi bị tràn hoặc rách.
  • Không được sử dụng lại sữa dư thừa hoặc đổ sữa dư vào sữa mới. 
  • Mẹ nên ghi ngày tháng vắt sữa lên túi để sắp xếp và ưu tiên sử dụng sữa có ngày tháng cũ trước.
  • Không cho trẻ uống trực tiếp từ miệng túi trữ sữa hoặc ngậm miếng túi trữ sữa đã qua sử dụng.
  • Không nên làm nóng sữa bằng cách đun sôi hoặc bằng lò vi sóng để tránh làm mất dưỡng chất trong sữa mẹ.

back top