Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở mẹ đang cho con bú sữa mẹ, trong đó phải kể đến:
- Mới sinh con: một số trường hợp sau sinh con sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng không thể chảy ra ngoài cho bé bú, sữa bị ứ đọng khiến vú căng cứng và có thể sốt nhẹ.
- Sữa mẹ dư thừa: đa phần các trường hợp tắc tia sữa là do sữa mẹ còn dư thừa trong bầu ngực do bé không bú hết hoặc do mẹ không hút bỏ phần sữa còn thừa sau khi bé bú no ra ngoài, dẫn đến sữa ứ đọng gây bít tắc ống dẫn sữa.
- Bé ngậm bắt vú không đúng: khi bé ngậm bắt vú mẹ không đúng cách sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ được sản xuất ra, khiến sữa tồn đọng trong bầu ngực cũng là nguyên nhân của tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bé bú thường nguyên: nếu mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút hết sữa ra ngoài trong vòng 24 giờ cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
- Ngực chịu áp lực: mẹ mặc áo ngực quá chật, bó sát hoặc nằm sấp khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tiết sữa của tuyến vú.
- Căng thẳng, stress: tâm trạng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất sữa mẹ. Khi mẹ bị căng thẳng, cơ thể sẽ chậm sản sinh hormone oxytocin – một loại hormone kích thích vú tăng tiết sữa. Vì thế, mẹ cần duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái. Nếu việc chăm con quá vất vả, mẹ nên nhờ chồng hoặc người thân trông giúp để nghỉ ngơi, lấy lại tinh thần, tránh bị tắc tia sữa cũng như trầm cảm sau sinh.
Vì sao cần thông tắc tia sữa?
Tắc tia sữa không thể tự thuyên giảm và biến mất nếu mẹ không làm gì. Khi không được can thiệp kịp thời và đúng cách, tắc tia sữa có thể tiến triển thành tình trạng nhiễm trùng được gọi là viêm tuyến vú.
“Sốt có thể là triệu chứng thường gặp của tắc tia sữa. Tuy nhiên nếu mẹ bị đau nhiều, xuất hiện tình trạng tắc sữa đi kèm sốt cùng nhiều triệu chứng khó chịu, vú sưng đỏ đi kèm sốt, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Lúc này, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bởi viêm tuyến vú nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tụ mủ, áp xe cần phẫu thuật dẫn lưu”
Vì thế, mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu của tắc tia sữa và áp dụng các cách làm thông tắc sữa tại nhà để cải thiện tình trạng hiệu quả. Thông thường, dấu hiệu tắc tia sữa dễ nhận biết nhất là bầu ngực căng cứng, đau nhức, ít tiết sữa hoặc không tiết sữa mặc dù đã dùng máy hút sữa.
Các dấu hiệu kế tiếp là xuất hiện những cục cứng có kích thước khác nhau trên bầu ngực, khi sờ vào thấy đau nhức. Đi kèm là các triệu chứng như sốt, xuất hiện các nốt sần quanh bầu ngực, sờ vào thấy nóng bất thường, đau đầu, mệt mỏi…
-
cách thông tắc tia sữa cho mẹ mới sinh nhanh chóng và hiệu quả nhất
Đối với những trường hợp tắc tia sữa nhẹ và không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng 9 cách thông tắc tia sữa nhanh nhất được tổng hợp dưới đây
-
1. Cho bé bú thường xuyên
Để thông tắc sữa mẹ nên cho bé bú trực tiếp và thường xuyên. Nếu bầu vú không quá đau, mẹ nên cho bé bú ở ngực bị tắc tia sữa trước bởi lúc này bé sẽ dùng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó sẽ giúp khai thông được các tia sữa bị tắc.
-
2. Thay đổi tư thế cho bé bú
Khi cho bé bú, mẹ nên đổi các tư thế khác nhau bởi ở mỗi tư thế dưới lực bú mút bé sẽ tác động đến các tia sữa khác nhau. Càng đổi nhiều tư thế sẽ tạo ra nhiều lực hút thông tia sữa.
-
3. Chườm nóng bầu ngực
Mẹ có thể sử dụng khăn bông mềm thấm nước ấm đắp lên ngực, hoặc dùng chai thủy tinh chứa nước ấm lăn qua lăn lại trên bầu ngực để thông tia sữa, giúp sữa chảy đều đặn hơn. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng để tránh việc bỏng rát
-
4. Massage bầu ngực
Xoa bóp nhẹ nhàng từ bầu ngực hướng dần vào trong núm vú, dùng lòng bàn tay hoặc các ngón tay xoa bóp quanh quầng vú để kích thích và khai thông tia sữa. Để mang lại hiệu quả thông tắc tia sữa tốt nhất, mẹ nên áp dụng biện pháp này song song hoặc ngay sau khi chườm nóng.
-
5. Hút sữa sau khi bé bú no
Sau khi cho bé bú no, mẹ nên dùng tay vắt hoặc dùng máy hút sữa để hút sạch sữa còn thừa ra ngoài, đảm bảo không còn sữa sót lại và ứ đọng trong bầu ngực. Khi sử dụng máy hút sữa, mẹ nên để chế độ massage tầm vài phút rồi mới chuyển sang chế độ hút.
-
6. Tránh gây áp lực lên ngực
Trong suốt thời gian cho con bú, mẹ nên mặc áo ngực thoải mái hoặc hạn chế mặc áo ngực để giúp bầu ngực được thông thoáng, nhờ đó sữa được sản xuất và lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh nằm sấp khi ngủ hoặc tập những môn thể dục, thể thao tác động trực tiếp lên ngực.
-
7. Nghỉ ngơi hợp lý
Khi chăm con nhỏ, nhất là người lần đầu làm mẹ sẽ khá tất bật, khó có thời gian để nghỉ ngơi nhưng điều này lại vô cùng quan trọng. Mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe sau sinh nở, cùng như duy trì tinh thần thoải mái để tạo nguồn sữa dồi dào. Vì thế, khi bé ngủ mẹ hãy tranh thủ chợp mắt. Đồng thời, hãy nhờ sự trợ giúp từ chồng hoặc người thân trong chăm sóc bé để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.
-
8. Uống nhiều nước
Mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày, tức là nhiều hơn nhu cầu so với người bình thường để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho bé. Bởi thành phần chính của sữa mẹ là nước, do đó nếu cơ thể mẹ thiếu nước sẽ không thể sản xuất đủ lượng sữa cần thiết cho bé. Ngoài ra, mẹ nên uống nước ấm để kích sữa dễ dàng hơn.
-
9. Chế độ ăn uống khoa học
Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh con và đang cho con bú, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống khoa học và toàn diện các chất đạm, chất béo, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé thông qua sữa mẹ. Đặc biệt, các nhóm chất carbohydrate, sắt, nước… tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Khi nào cần gặp bác sĩ?
-
Ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu của tắc tia sữa, mẹ nên áp dụng ngay những cách thông tắc tia sữa kể trên để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà các phương pháp có thể phát huy hiệu quả hoặc không đáp ứng. Nếu sau khi áp dụng đủ các cách làm thông tắc tia sữa nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời.
-
Cách phòng ngừa tắc tuyến sữa cho mẹ sau sinh:
- Để ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
- Cho bé bú trực tiếp vú mẹ và bú thường xuyên.
- Thường xuyên hút sữa ra ngoài để tránh sữa còn thừa lại ứ đọng trong bầu ngực gây bít tắc ống dẫn sữa.
- Uống nhiều nước.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan.
- Mặc áo ngực thoải mái, không bó sát và không nằm sấp khi ngủ hay nghỉ ngơi.